Bộ giảm chấn ô tô còn có nhiều tên gọi khác nhau như: bộ giảm xóc hoặc phuộc, thụt nằm trong hệ thống treo của xe. Bộ phận này có tác dụng dập tắt nhanh dao động từ mặt đường tác dụng lên bánh xe và thân xe. Từ đó tăng độ êm ái cho người ngồi trong xe và ổn định toàn bộ xe khi vận hành.
Sự dập tắt dao động được thực hiện bằng sức cản thủy lực phát sinh do dầu bị piston ép chảy qua một lỗ nhỏ. Lực giảm chấn thay đổi theo tốc độ piston và khi lực này càng lớn, dao động của thân xe càng được dập tắt nhanh.
Các loại giảm chấn ô tô phổ biến trên ô tô hiện nay
Hiện nay, dựa vào cấu tạo, cách vận hành mà chúng ta phân loại được 3 kiểu giảm chấn áp dụng phổ biến trên các dòng xe hơi.
Theo vận hành
Theo vận hành thì giảm chấn có kiểu tác dụng đơn (1 chiều) và kiểu đa tác dụng (hai chiều).
– Kiểu tác dụng đơn được hiểu là trong hai hành trình nén và trả, chỉ có một quá trình giảm chấn có tác dụng (thông thường giảm chấn tác dụng ở hành trình trả). Giảm chấn 1 chiều được cấu tạo với piston gồm hai lỗ. Trong đó, một lỗ nhỏ đóng vai trò tiết lưu và lỗ lớn còn lại đi kèm van một chiều để loại bỏ tác dụng của giảm chấn ở hành trình nén.
– Đối với kiểu giảm chấn hai chiều có tác dụng ở cả hai hành trình nén và trả. Piston của loại giảm chấn này gồm hai lỗ đi cùng hai nắp van một chiều có kích thước lỗ khác nhau. Lỗ nhỏ tác dụng ở hành trình trả và lỗ lớn hoạt động ở hành trình nén. Vì vậy, lực cản của giảm chấn ở hành trình trả sẽ lớn hơn ở hành trình nén, phù hợp với yêu cầu làm việc của hệ thống treo.
Theo môi chất làm việc
Theo môi chất làm việc thì giảm chấn gồm giảm chấn thủy lực, giảm chấn lò xo và cao su.
– Giảm chấn thủy lực có thể hấp thụ dao động giúp xe giảm bớt sự rung lắc do địa hình. Bộ phận này có cấu tạo bao gồm: lò xo, dầu giảm chấn, ty phuộc có khả năng triệt tiêu hoặc giảm lực tác động về mức tốt nhất.
– Giảm chấn lò xo thường được làm từ hợp kim cao cấp có độ bền cao, chịu lực tốt và đặc biệt phải có khả năng phục hồi sau biến dạng. Thường loại giảm chấn này sẽ được mạ lớp sơn tĩnh điện chống ăn mòn, chống gỉ bên ngoài để đảm bảo độ bền.
– Giảm chấn cao su được làm bằng cao có hình khối, được lắp đặt tại các vị trí thường xuyên chịu tác động rung lắc mạnh. Đặc thù của cao su là có độ dẻo dai, co giãn và ma sát tốt nên đạt hiệu quả giảm xóc rất tuyệt vời.
Theo cấu tạo
Theo cấu tạo chúng ta có loại giảm chấn đơn và giảm chấn kép. Trong các dòng xe hiện nay, hai loại giảm chấn này được sử dụng phổ biến nhất.
– Giảm chấn đơn được thiết kế khá đơn giản bao gồm: một bình chứa một phần dầu và khí, một thanh truyền động piston chính bên trong xi lanh được trang bị các van rẽ nhánh để giúp dầu chảy từ khoang này sang khoang khác. Piston là bộ phận tách ngăn cách khoang chứa dầu với khoang chứa khí riêng biệt với nhau.
– Giảm chấn kép là loại phổ biến nhất của bộ giảm xóc có cấu tạo bên ngoài là vỏ chứa xi lanh (ống nén) bên trong, không gian giữa các xi lanh có chứa chất lỏng hấp thụ chấn động. Loại giảm chấn này còn có piston chuyển động lên xuống cùng các van đầu vào và đầu ra.
Bộ giảm chấn ô tô sau một thời gian dài chịu tác động của lực ma sát, điều kiện, môi trường xung quanh sẽ khiến piston, xi lanh bị mòn côn, các gioăng phớt làm kín bị hỏng, lò xo yếu gãy, trục đẩy bị cong,… Lúc này, chủ phương tiện cần bảo dưỡng bộ phận giảm chấn ô tô hoặc cần thay mới chúng để hạn chế tối đa những hỏng hóc nghiêm trọng hơn.
Nếu mọi người cần mua phụ tùng ô tô, hãy liên hệ với VHP Auto. Đơn vị chuyên phân phối, cung cấp linh kiện ô tô chính hãng tại Việt Nam. Để biết thêm thông tin chính xác, mọi người vui lòng liên hệ với VHP Auto theo hotline: 0944.689.689 để được tư vấn và hỗ trợ 24/7.