Bugi chân dài ô tô hay bugi xe hơi là một bộ phận đánh lửa quan trọng giúp khởi động. Một khi bộ phận này hư hỏng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến động cơ ô tô. Nhiều người nghĩ rằng tất cả các loại bugi đều giống nhau bởi nó có chung một nhiệm vụ. Để hiểu hơn và chi tiết về bugi ô tô, mọi người hãy cùng tìm hiểu trong bài chia sẻ dưới đây.
Tác dụng của bugi chân dài
Bugi oto là thiết bị cung cấp dòng điện từ giúp tạo ra tia lửa điện để đốt cháy không khí và nhiên liệu trong buồng đốt. Hỗn hợp không khí và nhiên liệu được đốt cháy trong xilanh làm áp suất tăng lên làm piston chuyển động tác động lên trục khuỷu. Từ đó tạo thành chuyển động quay của động cơ ô tô.
Đối với động cơ ô tô chạy bằng xăng, để tạo ra lửa phải hội tụ đầy đủ 3 yếu tố: oxy, nhiên liệu và nhiệt. Khi xilanh thực hiện quá trình nạp sẽ hút không khí bao gồm cả oxy. Động cơ có hệ thống phun nhiên liệu trực tiếp. Bugi giúp tạo ra nhiệt. Kết quả hỗn hợp sẽ được đốt cháy sinh ra công. Hỗn hợp này theo một tỷ lệ nén nhất định.
Bugi chân dài tạo ra các tia lửa điện nhỏ, điện áp từ 5kV – 45kV tùy theo từng xe. Tia lửa điện hình thành do điện tích nhảy giữa 2 điện cực của bugi, nhiệt sinh ra từ 4,700 – 6,500 độ C giúp đốt cháy hỗn hợp hòa khí một cách triệt để nhất, sinh ra nhiệt lượng và công tối đa.
Cấu tạo của bugi chân dài
Trong buồng đốt của động cơ, bugi phải hoạt động ở điều kiện khắc nghiệt. Bộ phận này khi hoạt động luôn phải chịu áp suất nén lên tới 50kg/cm2, môi trường nhiệt độ ở 2,500 độ C. Vì vậy bigi được cấu tạo đặc biệt để có độ bền cao, đạt được khả năng chịu nhiệt và áp suất tiêu chuẩn.
Bugi chân dài hay bugi động cơ xăng ô tô nói chung được cấu tạo từ các bộ phận như sau:
- Đầu nối.
- Nếp gợn sóng.
- Sứ cách điện.
- Thân trên.
- Vỏ.
- Chất làm kín bằng thủy tinh.
- Điện trở.
- Gioăng.
- Lõi đồng.
- Ống cách điện.
- Điện cực trung tâm.
- Điện cực tiếp đất.
Phân loại bugi ô tô
Dựa vào khả năng tản nhiệt của bugi, người ta phân loại bugi thành 2 loại đó chính là bugi nóng và bugi nguội.
– Bugi nguội thường được sử dụng cho động cơ xăng có tỷ lệ nén hòa khí cao (thường các dòng xe phân khối lớn), các xe thường xuyên phải vận hành ở khung đường dài hoặc trọng tải lớn,…
– Bugi nóng thường sử dụng trong động cơ có tỷ lệ nén hòa khí thấp, thường được sử dụng trong các thế hệ xe hơi phổ thông có mã lực thấp, di chuyển ở khung đường ngắn và trọng tải nhẹ.
Nếu người bình thường để phân biệt 2 loại bugi này bằng mắt thường là rất khó khăn vì chúng có ngoại hình khá giống nhau. Cách phân biệt là chúng ta dựa vào thông số của bugi dựa trên chỉ số nhiệt. Các hãng quy ước, chỉ số nhiệt thấp thì đó là bugi nóng, chỉ số nhiệt cao đó chính là bugi nguội.
Ngoài ra, nếu dựa vào nguyên liệu làm điện cực của bugi thì người ta phân thành các loại sau:
- Bugi niken.
- Bugi bạch kim.
- Bugi Iridium.
Các hiện tượng khi bugi chân dài có vấn đề
Là một bộ phận đóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh công của động cơ nên khi bộ phận này có vấn đề hoặc bị trục trặc sẽ ảnh hưởng lớn đến hiệu suất của động cơ. Sau đây là một vài hiện tượng, dấu hiệu phổ biến khi bugi gặp vấn đề:
- Xe ô tô bị hao xăng: Khi bugi trục trặc, ECM của động cơ sẽ không kiểm soát được cường độ tia lửa hoặc lượng oxy để bổ sung với mức nhiên liệu phù hợp. Điều này khiến quá trình đốt cháy kém hiệu quả hoặc không đốt cháy hết nhiên liệu.
- Động cơ ô tô đề khó nổ hoặc không nổ: Khi xe khó nổ hoặc không nổ máy thì việc đầu tiên mọi người nghĩ đến đó chính là bugi hỏng hoặc có vấn đề.
- Động cơ yếu: Khi bugi bị yếu, bị hỏng, bị lỗi,… tia lửa điện có thể tạo ra không đủ mạnh để đốt cháy toàn bộ nhiên liệu khi tăng ga. Điều này khiến động cơ không sinh ra được công tối đa nên sẽ có có hiện tượng yếu hơn so với bình thường.
- Động cơ phản hồi chậm: Khi người lái đạp ga tăng tốc xe, ECM sẽ điều khiển bugi tạo ra tia lửa phù hợp. Nhưng bugi xe ô tô có vấn đề thì quá trình tạo ra tia lửa có thể chậm trễ hơn. Đây là nguyên nhân chính gây ra tình trạng động cơ phản hồi chậm, một số trường hợp còn có hiện tượng động cơ tăng vọt đột ngột.
Để bộ phận tạo ra tia lửa điện luôn được hoạt động tốt, các chuyên gia khuyên nên thay mới bugi ô tô sau mỗi 40,000km – 100,000km. Tuổi thọ của bugi tùy thuộc vào từng loại, mức độ hoạt động, điều kiện vận hành khác nhau. Tốt nhất mọi người nên kiểm tra và bảo dưỡng thường xuyên bugi sau mỗi 20,000km. Với những chia sẻ trên, mọi người sẽ có thêm những kiến thức hữu ích về xe.