Mọi chi tiết bộ phận trên xe ô tô đều nắm giữ một vai trò quan trọng nhất định, khi tất cả đều hoạt động ổn định, xe ô tô của bạn mới có thể lăn bánh trên mọi hành trình. Hệ thống lái trợ lực điện xe ô tô mang tính chuyên ngành cao nên kể cả với những người đã thường xuyên lái xe. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về hệ thống này và nguyên lý hoạt động của nó trong bài viết dưới đây của chúng tôi nhé!
Khái niệm hệ thống lái trợ lực điện
Hệ thống lái trợ lực điện là một bộ phận quan trọng còn được gọi là EPS (Electric Power), nó có nhiệm vụ giúp tạo ra lực bổ trợ để tác dụng tới cơ cấu dẫn động lái, từ đó giúp duy trì và thay đổi hướng chuyển động cho xe ô tô. Cọc lái trợ lực này giúp cho việc điều khiển tay lái xe trở nên nhẹ nhàng, mang tính cơ học cao.
Bên cạnh hệ thống lái trợ lực điện, hệ thống lái thủy lực HPS cũng được áp dụng trên xe. Cả hai hệ thống này hoạt động song song để giúp trải nghiệm lái xe trở nên an toàn và thoải mái hơn. Không những vậy, hệ thống này còn giúp giảm mức tiêu hoa nhiên liệu và dễ dàng sửa chữa khi hư hỏng.
Cấu tạo của hệ thống lái trợ lực điện bao gồm những gì?
Hệ thống bao gồm 6 bộ phận:
- Cảm biến momen.
- Mô tơ điện DC.
- EPS ECU.
- ECU động cơ.
- Cụm động cơ.
- Đèn báo P/S.
Tất cả đều có nhiệm vụ riêng và liên kết chặt chẽ với nhau để giúp tạo nên cơ chế hoạt động cho xe.
Lợi ích cọc lái trợ lực điện mang tới cho người dùng ô tô
Tiết kiệm nhiên liệu cho xe nhờ việc sử dụng motor điện để đẩy thanh răng hệ thống xe, ít dùng tới sức mạnh động cơ.
Thiết kế mang tới sự đơn giản và trợ lực nhẹ hơn so với hệ thống lái thủy lực, việc sửa chữa dễ dàng hơn.
Cảm giác trải nghiệm lái tốt hơn và an toàn hơn. Phần tay lái nhẹ hơn khi xe chạy ở tốc độ thấp. Còn khi xe chạy ở tốc độ cao, phần tay lái trợ lực điện này sẽ nặng hơn và cảm giác lái xe sẽ thật hơn.
Nhược điểm của hệ thống lái trợ lực điện oto là ở chi phí giá thành khá cao.
Hướng dẫn bạn cách để đánh lái và trả lái xe an toàn
Hệ thống lái trợ lực điện mang tới cảm giác trải nghiệm lái xe tốt. Điều này rất quan trọng mỗi khi lái xe, việc cầm lái luôn cần có sự chắc tay. Đánh lái và trả lái được xem là các thao tác cơ bản với mỗi người khi tập lái và lái đã thành thạo. Tùy vào mỗi trường hợp lái mà ta có thể sử dụng với các cách đánh lái khác nhau.
Đánh lái kéo đẩy
Ở vị trí tay lái chuẩn, người lái sẽ xoay vô lăng cùng chiều với hướng di chuyển. Dễ hiểu như sau, khi cần rẽ trái, ta sẽ đánh lái vô lăng ở hướng ngược chiều kim đồng hồ. Tay phải ở hướng 3h đưa lên cao về hướng 12h, tái trái thả lỏng tại vị trí 12h. Tay trái tiếp đó sẽ quay theo hướng 6h, cho tới khi xe đã di chuyển tới vị trí mong muốn sẽ trả lái về.
Đánh lái bằng một tay
Đây là cách đánh lái chỉ sử dụng một tay điều khiển vô lăng. Đây là kỹ năng khó với những người mới bắt đầu học lái và không được khuyến cáo. Bạn nên sử dụng cả hai tay để có đồng thời đánh và trả lái xe ô tô.
Đánh lái kiểu bắt chéo tay
Kỹ thuật này có phần tương tự như lái kéo đẩy, tuy nhiên việc phối hợp sẽ khác ở chỗ không trùng nhau mà bắt chéo lên nhau thành chữ X. Ví dụ dễ hiểu, khi lái cần rẽ trái, tay phải đang ở vị trí 3h sẽ đánh lái vô lăng ngược chiều kim đồng hồ tới 10h, cùng khi đó, tay trái đặt ở vị trí 2h để đón tay lái, tay phải sau đó sẽ đặt ở vị trí 6h để đón vô lăng từ tay trái.
Đây là cách lái thực hiện với góc quay vô lăng rộng, có thể thực hiện đánh lái trả tốc độ nhanh, đặc biệt là trong các tình huống cua gấp.