Bầu trợ lực phanh và những lưu ý về kiểm tra, bảo dưỡng

Cấu tạo bầu trợ lực chân không trên xe

Bầu trợ lực đóng vai trò rất quan trọng trong hệ thống phanh. Do đó, bầu trợ lực phanh cần được kiểm tra, bảo dưỡng và thay thế định kỳ.

Bầu trợ lực phanh là gì?

Bầu trợ lực phanh hay còn gọi là bầu trợ lực chân không; là một bộ phận sử dụng độ chênh lệch giữ chân không động cơ và áp suất khí quyển để khuyếch đại lực ấn của chân phanh. Nhờ chi tiết bầu trợ lực chân không xe mà bạn có thể phanh xe mà không cần phải tốn quá nhiều sức.

Nguyên tắc vận hành của bầu trợ lực phanh

Bầu lực chân không A được kết nối với bơm chân không qua van 1 chiều. Van điều khiển lắp trên ty đẩy bàn đạp để đóng và mở rãnh không khí. Khi không sử dụng phanh, van một chiều sẽ lắp đầu ống chặn. Màng tác động lắp chặt với đế của cần đẩy piston, phần đế này sẽ thông giữa buồng A và buồng B.

Cấu tạo bầu trợ lực chân không trên xe
Cấu tạo bầu trợ lực chân không trên xe

Khi không đạp phanh: Van không khí được nối với cần điều khiển van và bị lò xo hồi vị của van kéo về bên phải. Van điều khiển bọ lò xo đẩy sang bên trái van không khí. Thế nên, không khí ở ngoài bị chặn không vào được buồng biến đổi áp suất. Và van chân không bị tách khỏi van điều chỉnh tạo nên một lối thông cho buồng A và B. Vì thế nên lò xo của màng ngăn đẩy piston sang bên phải.

Khi sử dụng phanh: Van điều kiển được mở ra làm thông rãnh không khí dưới tác dụng của các lò xo hồi vị. Cùng lúc đó, van không khí cũng được dịch chuyển sang bên trái bởi lò xo van điều chỉnh. Các chuyển động này sẽ khiến lối thông giữa buồng A và B bịt lại. Van không khí tiếp tục di chuyển sang trái và sẽ làm cho không khí bên ngoài lọt vào buồng áp suất biến đổi (sau khi qua lưới lọc). Sự chênh lệch áp suất giữa buồng áp suất biến đổi và buồng áp suất không đổi sẽ tạo nên khuyếch đại lực nén lò xo và tăng áp lực piston giúp thực hiện quá trình phanh dễ dàng.

Trạng thái giữ phanh: Nếu bạn đạp bàn phanh ở mức độ nhẹ, cần điều khiển van và van không khí không dịch chuyển hẳn qua bên trái nhưng piston vẫn được đẩy sang trái. Lúc này, không khí bên ngoài bị chặn không vào được buồng áp suất biến đổi nên áp suất trong buồng biến đổi vẫn ổn định nhờ van điều khiển dịch chuyển sang trái và tiếp xúc. Từ đó duy trì một độ chênh lệch áp suất không đổi giữa áp suất biến đổi và áp suất ổn định. Nhờ vậy mà piston giúp duy trì lực phanh.

Nguyên lý làm việc của hệ thống phanh trong đó bầu trợ lực phanh đóng vai trò quan trọng
Nguyên lý làm việc của hệ thống phanh trong đó bầu trợ lực phanh đóng vai trò quan trọng

Khi bầu trợ lực chân không xe bị vấn đề áp suất: Có thể do bầu trợ lực bị bể nên áp suất không được đạt chuẩn nữa, tạo nên việc không có sự chênh lệch áp suất giữa buồng áp suất ổn định và buồng áp suất thay đổi khi kích hoạt phanh. Và khi đạp chân phanh, van điều khiển tiến về bên trái và đẩy van không khí và đĩa phản lực. Điều này làm piston của xi lanh chính tác động trực tiếp lực lênh phanh. Nhờ đó, phanh vẫn sẽ duy trì bình thường dù không có trợ lực chân không. Tuy nhiên, do không có bộ bầu lực trợ lực chân phanh nên việc đạp phanh của bạn sẽ trở nên nặng nề và khó hơn bình thường.

Khi nào nên kiểm tra và thay thế bầu trợ lực phanh?

Thực ra không có một câu trả lời chính xác về thời điểm khi nào nên thay hoặc kiểm tra bầu trợ lực phanh. Bạn có thể nhận biết được việc bầu trợ lực chân không xe của bạn bị trục trặc qua một số dấu hiệu sau rồi tiến hành kiểm tra:

Pedal phanh nặng nề hơn bình thường

Bầu trợ lực chân không hoạt động bình thường thì đạp phanh sẽ nhẹ nhàng. Ngược lại chi tiết này bị gặp sự cố thì chân phanh cũng sẽ cứng hơn. Và bạn cần chú ý để có thể kiểm tra bầu trợ lực chân không kịp thời

Chân phanh bị cứng
Chân phanh bị cứng

Phanh không ăn nhanh như thông thường

Cũng do bầu trợ lực thắng bị hư nên lực phanh sẽ giảm lại đáng kể và không đủ làm xe dừng đúng như mong muốn. Nếu bạn để lâu sẽ không an toàn cho bạn và người thân

Pedal cao hơn bình thường

Khi bàn đạp bị cao hơn thì bạn cần phải nâng chân cao hơn để đạp phanh. Và nếu trong tình huống khẩn cấp, bạn có thể sẽ quên đi mất và không kịp phản ứng. Do đó khi thấy dấu hiệu này, bạn cần mang xe tới các trung tâm bảo dưỡng để có thể kiểm tra kỹ càng.

Tốc độ động cơ không ổn định

Ở nguyên lý hoạt động ở trên đã có đề cập, bầu trợ lực chân không xe có một màng ngăn không cho không khí vào buồng áp suất. Nếu lớp màng bị hở ra, thì xe sẽ có dấu hiệu bị khựng nếu bạn kích hoạt phanh. Điều này sẽ kéo theo các vấn đề trục trặc động cơ nếu để lâu. Do đó, bạn cần phải mang ra trung tâm sửa chữa xe hơi để kiểm tra bầu trợ lực phanh.

Tốc độ động cơ không ổn định có liên quan đến bầu trợ lực phanh
Tốc độ động cơ không ổn định có liên quan đến bầu trợ lực phanh

Trên đây là một số thông tin về bầu trợ lực chân không xe. Bạn có thể dựa vào đó xem xét về các dấu hiệu nếu xe gặp vấn đề để có thể sửa chữa kịp lúc, tránh những vấn đề nghiêm trọng hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *