Nắm rõ được hệ thống điện trên xe ô tô, bạn có thể tự xử lý nếu hệ thống điện trên ô tô của mình gặp các lỗi trục trặc đơn giản.
Đôi nét về hệ thống điện trên ô tô
Thời kỳ đầu hầu hết các loại ô tô đều sử dụng máy phát điện một chiều. Ngày nay ô tô đã chuyển sang sử dụng máy phát điện xoay chiều. Thực tế cho thấy, hệ thống điện và điện tử can thiệp vào hầu hết các hoạt động trên xe, có sức ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động của ô tô.
Điện từ bình ắc-quy sẽ chuyển vào bộ phận đánh lửa của xe ô tô, tại đây dòng điện cao áp tạo ra tia lửa điện ở bugi. Trước đó, để khởi động động cơ, một dòng điện nhỏ sẽ đ
Nguồn điện này sẽ được sử dụng để cung cấp năng lượng cho các thiết bị điện trên xe ô tô, ví dụ như đèn pha, cửa sổ điện, gạt nước, hệ thống điều hòa không khí, các trang thiết bị giải trí, các hệ thống cảm biến (ABS, EPS, ESC, ECMS). Toàn bộ những bộ phận này đều hoạt động bằng năng lượng điện. Hệ thống điện ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất hoạt động của xe, tuổi thọ xe cũng như hàng loạt tính năng giải trí.
Để đảm bảo hệ thống điện hoạt động tốt, người dùng nên thường xuyên chăm sóc và bảo trì hệ thống điện cũng như bình ắc-quy. Cách tốt nhất là mang xe tới trung tâm bảo dưỡng đều đặn để chuyên viên có thể kiểm tra toàn bộ hệ thống điện của xe, kịp thời phát hiện hỏng hóc.
Những hệ thống điện và điện tử của ô tô
Hầu như xe ô tô nào cũng có những hệ thống điện và điện tử cơ bản.
Hệ thống khởi động
Động cơ đốt trong của xe ô tô không thể tự khởi động mà luôn luôn cần có một ngoại lực để khởi động nó, hệ thống khởi động ô tô chính là bộ phận tạo ra ngoại lực này. Cụ thể hơn, thiết bị tạo ra ngoại lực chính là mô-tơ đề. Để động cơ của xe hoạt động, trục khuỷu phải quay nhanh hơn tốc độ quay chậm nhất. Mỗi loại động cơ có tốc độ quay tối thiểu khác nhau, tuỳ theo cấu trúc động cơ và tình trạng hoạt động. Thông thường, động cơ xăng sẽ có tốc độ quay tối thiếu từ 40 – 60 vòng/phút, tốc độ quay tối thiểu của động cơ diesel cao hơn, từ 80 – 100 vòng/phút.
Hệ thống điều khiển động cơ
- Hệ thống nạp: Đây là hệ thống có nhiệm vụ cung cấp điện cho tất cả các thiết bị điện và để nạp điện cho ắc-quy.
- Hệ thống chiếu sáng và tín hiệu: Đây chính là hệ thống đèn và xi nhan của ô tô. Bao gồm đèn pha, đèn phanh, đèn trong xe…
- Hệ thống điện phụ: Hệ thống này bao gồm những tiện ích cần thiết như gạt nước, nâng kính, khóa cửa, điều khiển từ xa…
- Hệ thống điều khiển điều hòa không khí: Hệ thống điều hòa trong xe cũng hoạt động bằng năng lượng điện dù là hệ thống lấy gió trong hay gió ngoài.
- Hệ thống phanh điều khiển điện tử: Hệ thống phanh là cơ cấu an toàn chủ động của ô tô. Trong những tình huống cần thiết, hệ thống này sẽ giúp xe giảm tốc độ hoặc dừng và đỗ xe một cách chủ động hơn. Hệ thống phanh điều khiển điện tử là sự cải tiến của hệ thống phanh cũ, giúp cải thiện tính ổn định của xe trong tất cả mọi tình huống chuyển động, tăng độ an toàn cho người sử dụng xe.
Hệ thống phanh điều khiển điện tử
- Hệ thống mã hóa khóa động cơ và chống trộm: Đây là một hệ thống chống trộm cho xe. Khi kẻ trộm cố gắng khởi động xe, hệ thống này ngăn ngăn cản quá trình đánh lửa và phun nhiên liệu khi chìa khóa được tra vào ổ để khởi động xe không phải là chìa khoá có mã ID (mã chìa khoá điện) đã được đăng ký trước. Kẻ trộm xe khó lòng khởi động được xe.
- Hệ thống lái điện tử: Đây là hệ thống bánh lái bằng dây cáp và tín hiệu điện tử.
- Hệ thống định vị toàn cầu GPS: Khi di chuyển ở nơi lạ, hệ thống định vi toàn cầu trở nên vô cùng cần thiết. Hệ thống này sẽ giúp người sử dụng xe không bị lạc đường và di chuyển nhanh chóng hơn.
>> Hệ thống điện – Điện tử Suzuki
Bài viết cùng chủ đề:
-
Bánh răng đề Suzuki Swift: Khởi động mượt mà, tăng tuổi thọ xe
-
Dây an toàn: Một yếu tố không thể thiếu cho mọi hành trình
-
Lợi ích của việc lắp lưới ba đờ sốc Suzuki Swift
-
Tại Sao Cần Thay Lồng Quạt Cho Suzuki Swift
-
Những vấn đề thường gặp với bản lề Ca pô Suzuki Swift
-
Dấu hiệu lốc điều hòa ô tô Suzuki Swift bị hỏng
-
Hướng dẫn lắp đặt may ơ sau Suzuki Swift
-
Top 3 nơi mua cảm biến va chạm đầu xe Suzuki Swift tin cậy