Khái niệm, cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bộ vi sai

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bộ vi sai

Khác hoàn toàn so với dòng xe hai bánh, trên xe hơi có một bộ phận được gọi là bộ vi sai. Bộ phận này dùng để chia momen xoắn của động cơ thành hai đường. Nó cho phép hai bên bánh xe quay với hai tốc độ khác nhau. Bằng công nghệ hiện đại, bộ phận này ngày càng chính xác hơn, nó giúp cho chúng ta khi vận hành xe một cách mượt mà, đặc biệt ở những khúc cua.

Bộ vi sai trên động cơ xe ô tô
Bộ vi sai trên động cơ xe ô tô

Khái niệm về bộ vi sai của ô tô

Như đã nói ở trên, bộ vi sai dùng để chia momen xoắn của động cơ thành hai luồng, cho phép hai bánh xe quay với tốc độ khác nhau tùy thuộc vào người cầm lái. Đồng thời nó còn giúp đưa nguồn động lực của động cơ xuống các bánh xe thông qua một hệ thống cuối cùng hay còn gọi là cầu xe.

Mọi người hoàn toàn có thể tìm thấy bộ vi sai trên toàn bộ các dòng xe hơi, xe tải,…

Trước kia, khi chưa phát minh ra bộ phận này, ô tô chỉ có thể đi thẳng, việc rẽ phải – trái hoặc khúc cua vô cùng khó khăn, nếu tốc độ nhanh có thể dẫn đến lật xe. Nguyên nhân là do khi cua đoạn đường của 2 bánh là khác nhau, tốc độ của hai bánh cũng cần phải khác nhau. Chính vì lý do đó mà về sau các chuyên gia mới phát minh ra bộ vi sai.

Nhiệm vụ chính của bộ phận này:

  • Làm thay đổi tốc độ của các bánh xe khi vào đoạn đường cong, khúc cua, hoặc khi quay đầu.
  • Truyền momen của động cơ tới bánh xe.
  • Đóng vai trò là cơ cấu giảm tốc cuối cùng trước khi momen xoắn truyền tới bánh xe.

Cấu tạo của bộ vi sai

Các kỹ thuật cho biết, cấu tạo của bộ vi sai được chia thành hai phần chính: truyền lực cuối và truyền lực vi sai.

Truyền lực cuối gồm có bánh răng chủ động ăn khớp với bánh bị động, giúp giảm số vòng quay nhằm tăng momen xoắn.

Truyền lực vi sai giúp tạo ra tốc độ quay chênh lệch giữa hai bánh xe khi thực hiện chạy đường cong, khúc cua.

  • Vỏ bộ vi sai gắn trên bánh răng bị động.
  • Bánh răng vi sai được thiết kế và lắp đặt trên vỏ bộ vi sai.
  • Bánh răng bán trục luôn ăn khớp với bán trục của hệ thống này.

Nguyên lý hoạt động của bộ vi sai

Khi xe ô tô chạy thẳng, một lực cản đều nhau lên bánh xe trái, phải. Vì vậy các bánh răng vành chậu, bánh răng vi sai và bánh răng bán trục đều quay như một khối liền để truyền lực dẫn động đến đều cả hai bánh xe. Lúc này hai bánh xe có tốc độ quay tương đương nhau giúp xe luôn đi thẳng ngay cả khi người lái bỏ tay khỏi vô lăng.

Khi xe chạy trên đường vòng hoặc khúc cua thì tốc độ quay của lốp ngoài và lốp trong có vận tốc khác nhau trong cùng một thời gian nhất định. Lúc này, bên trong hộp vi sai sẽ phân chia để phù hợp nhất. Cụ thể bánh răng bán trục trong sẽ có tốc độ chậm hơn so với bánh răng bán trục ngoài để giúp xe di chuyển được tốt nhất, hạn chế trơn trượt hoặc các sự cố khác.

Đối với từng loại xe ô tô khác nhau sẽ có số lượng bộ vi sai lắp khác nhau. Thấp nhất là 2 bộ, có những dòng xe có tới 3,4 bộ vi sai. Để thiết bị này luôn được hoạt động hiệu quả, mọi người nên thường xuyên bảo dưỡng, kiểm tra xe định kỳ để có thể khắc phục sớm nhất.

Đến đây mọi người đã hiểu hơn về cấu tạo, vai trò và nguyên lý hoạt động của bộ phận này rồi phải không. Trong trường hợp chẳng may chiếc xế hộp của bạn đang có vấn đề hoặc bị hỏng. Hãy tìm ngay đến địa chỉ uy tín để sửa chữa, thay thế.

Cấu tạo của cầu xe ô tô
Cấu tạo của cầu xe ô tô

VHP Auto là đơn vị chuyên nhập khẩu và phân phối phụ tùng xe oto chính hãng. Các sản phẩm về xe tại đây đều được nhập khẩu tại nhà máy của hãng. Vì vậy khi mua phụ tùng xe tại VHP mọi người có đầy đủ chính sách bảo hành của nhà sản xuất. Đảm bảo mang đến chất lượng dịch vụ và báo giá tốt nhất cho mọi người.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *