Hướng dẫn bảo quản Turbo tăng áp đơn giản nhất

Turbo tăng áp - đồ chơi xe cho người đam mê tốc độ

Sau một thời gian sử dụng thì các bộ phận trên xe ô tô cần phải bảo dưỡng, bảo trì để sử dụng hiệu quả và tăng tuổi thọ sản phẩm. Turbo tăng áp cũng không ngoại lệ, chính vì thế bài viết này mình sẽ chia sẻ cho bạn cách bảo quản và khắc phục hỏng hóc trên Turbo tăng áp.

Turbo tăng áp cho động cơ ô tô
Turbo tăng áp cho động cơ ô tô

Turbo tăng áp là gì?

Turbo tăng áp là một bộ phần giúp tăng sức mạnh của động cơ bằng cách bơm không khí bên ngoài vào trong buồn đốt. Điều này làm tăng sức mạnh của động cơ mà không tăng số lượng hay dung tích của xi lanh.

Turbo có 2 bộ phần chính là tuabin và bộ nén. Khi hoạt động tuabin có thể quay rất cao có thể lên đến 170.000 vòng/phút. Chính điều này làm cho động cơ mạnh mẽ hơn.

Vì hoạt động với tốc độ cao và trong môi trường nhiệt độ cao vì vậy Turbo tăng áp cần được bảo trì định kỳ giúp cho turbo có thể hoạt động hiệu quả nhất.

Các lỗi thường gặp trên Turbo tăng áp

Tuổi thọ của Turbo tăng áp tương đối cao từ 200.000km-300.000km tùy vào điều kiện vận hành cụ thể. Tuy nhiên đôi lúc sẽ gặp phải vài trục trặc nhỏ như là:

  • Mòn bạc hoặc bi.
  • Phát ra tiếng kêu.
  • Thiếu dầu hoặc dầu bôi trơn không đảm bảo có cặn bẩn.
  • Hao dầu bôi trơn.

Những lỗi trên có thể khiến cho bạn phải thay thế Turbo với chi phí khá đắt đỏ. Tuy nhiên, nếu bảo trì thường xuyên sẽ giúp tránh gặp phải các trường hợp tương tự.

Hướng dẫn bảo quản Turbo tăng áp
Hướng dẫn bảo quản Turbo tăng áp

Hướng dẫn bảo quản động cơ Turbo

Bước 1: Xả cặn trong thùng nhiên liệu bằng khóa xả thùng.

Bước 2: Rút hết nhiên liệu trong thùng ra và tháo ra khỏi máy.

Bước 3: Dùng dầu diesel hoặc dầu lửa để súc thùng.

Bước 4: Dùng dầu lửa hoặc diesel rửa sạch nắp bình chứa nhiên liệu và lưới lọc.

Bước 5: Tháo ốc ở bầu lọc và bơm. Sau đó nới các đầu nối của ống cao áp.

Bước 6: Xả gió ở đường ống cao áp.

  • Lưu ý:

○ Phải để tay ga ở mức lớn nhất.

○ Tránh trường hợp khởi động động động cơ bị ngắt. Việc xả gió phải tiến hành

cẩn thận.

Bước 7: Cho động cơ quay bằng máy khởi động.

Bước 8: Rửa sạch, kiểm tra vòi phun động cơ turbo và tiến hành cân chỉnh.

Bước 9: Khởi động lại và kiểm tra.

>>> Tìm hiểu về cảm biến khí xả ô tô.

Lưu ý khi sử dụng để động cơ Turbo được bền

  • Trước khi tăng tốc bạn nên chạy ở tốc độ chậm trong khoản 5 giây. Việc tăng tốc nhanh khi áp suất nhớt chưa đạt mức cho phép có thể làm hỏng ổ đỡ.
  • Nên để động cơ hoạt động cầm chừng trong vài phút trước khi tắt hẳn máy của xe.
  • Khi xe đang ở số vòng quay cao thì không nên tắt máy đột ngột, việc này có thể làm ảnh hưởng đến máy và gây ra hiện tượng kẹt ổ đỡ.  Vì thế, nên để cho động cơ Turbo có khoản thời gian để tiếp tục quay và giảm tốc từ từ.
  • Khi xe để một thời gian không sử dụng, nên quay trục khuỷu động cơ để tạo áp suất. Việc này giúp cho nhớt được bôi trơn đều các chi tiết trong máy.
  • Sai khi tiến hành thanh nhớt định kỳ, nên quay trục khủy động cơ và chạy ở tốc độ chậm vài phút để cho nhớt được bôi trơn đều tất cả các bộ phận.
  • Để động cơ hoạt động hiệu quả nhất nên sử dụng loại nhớt chuyên dụng dành cho động cơ Turbo.
Turbo tăng áp - đồ chơi xe cho người đam mê tốc độ
Turbo tăng áp – đồ chơi xe cho người đam mê tốc độ

Hi vọng với những thông tin trên đây sẽ mang đến những kiến thức bổ ích về turbo tăng áp cho người đọc. Nếu như có bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ trong việc nâng cấp, thay thế phụ tùng ô tô, hãy liên hệ cho VHP chúng tôi sẽ tư vấn hết mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *